• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Sở hữu công nghiệp

Chuyên mục do Asoka Law cung cấp tin tức mới nhất về bảo vệ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh, tên thương mại, tên miền, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,...

Bài học từ vụ án xâm phạm quyền nhãn hiệu kẹo sìu châu Toàn Mỹ

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong những bước đầu tiên cần thực hiện khi chuẩn bị đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường.

Những vụ tranh chấp liên quan đến các nhãn hiệu gần đây như một hồi chuông cảnh báo cho thấy tầm quan trọng của đăng ký bảo hộ nhãn hiệu - một trong những bước đầu tiên cần thực hiện khi chuẩn bị đưa sản phẩm ra thị trường.

Ngày 22/6/2023, TAND quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) mở phiên tòa sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo T.T.H (43 tuổi, trú tại tỉnh Nam Định) 12 tháng cải tạo không giam giữ, về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Ngoài trách nhiệm hình sự, Tòa còn buộc bị cáo phải bồi thường số tiền 356 triệu đồng cho bị hại. Qua vụ việc này, chúng ta có thể rút ra bài học đắt giá trong việc tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường đang kinh doanh

Thời gian qua, nhiều vụ việc tranh chấp nhãn hiệu đã xảy ra, có thể kể đến như câu chuyện của PetroVietNam, thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên, bia Sài Gòn (SABECO), phở Thìn,… và vụ việc gần đây nhất liên quan đến nhãn hiệu kẹo sìu châu "Toàn Mỹ" được đề cập ở trên.

Vụ việc liên quan đến nhãn hiệu kẹo sìu châu "Toàn Mỹ" là một trong những vụ xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đầu tiên ở Việt Nam mà đối tượng bị khởi tố hình sự là cá nhân. Có thể thấy rằng các cá nhân, doanh nghiệp cần cẩn trọng và chủ động rà soát trước khi sử dụng bất kỳ nhãn hiệu nào trong kinh doanh.

Việt Nam bảo hộ nhãn hiệu theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, tức là sẽ bảo hộ cho nhãn hiệu nộp đơn đăng ký sớm nhất nếu đáp ứng đủ các điều kiện. Như vậy, khi doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu mà quên đăng ký, bị một bên khác không liên quan gì đến nhãn hiệu này đăng ký bảo hộ trước, doanh nghiệp sẽ đánh mất nhãn hiệu này.

Ngoài ra, hiệu lực bảo hộ nhãn hiệu giới hạn trong phạm vi lãnh thổ, tức là nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận tại Việt Nam thì chỉ bảo hộ trong lãnh thổ Việt Nam. Khi đó, nếu doanh nghiệp muốn xuất khẩu sản phẩm sang nước nào, để tránh bị xâm phạm nhãn hiệu, doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ ở nước đó.

Những chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu

(i) Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

(ii) Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

Bài học từ vụ án xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu kẹo sìu châu Toàn Mỹ

Có thể bạn quan tâm: Đăng ký nhãn hiệu độc quyền - bí quyết bảo vệ tài sản doanh nghiệp 

2. Hiểu về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Thế nào là Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ thì các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

(i) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

(ii) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

(iii) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;

(iv) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.

Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu

Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.

Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Bộ luật Hình sự

Căn cứ khoản 53 Điều 1 Luật 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 226 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định: “Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”.

Như vậy, hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu có thể bị xử lý bằng biện pháp hình sự. Câu chuyện kẹo sìu châu "Toàn Mỹ" là một bài học đắt giá mà các doanh nghiệp cần học hỏi.

Thế nào là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu ?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ thì: “Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu hoặc dấu hiệu hoặc tem, nhãn có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức khó phân biệt với nhãn hiệu đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu”.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một cuộc đua không hồi kết. Do đó, cách tốt nhất là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường đang kinh doanh, bởi khi đã được bảo hộ thì mới có quyền với nhãn hiệu.

Để được tư vấn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Quý khách hàng có thể gọi đến:

Thông tin liên hệ Asoka IP Law:

  • Khu vực Miền Bắc: 096 191 4328 (zalo/WhatsApp/telegram)
  • Khu vực Miền Nam: 0984 333 629 (zalo/WhatsApp/telegram)

Email: ipsupport@asokalaw.vn hoặc consult@asokalaw.vn

Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: