• mail_icon.svgconsult@asokalaw.vn
VN en
Sở hữu công nghiệp

Chuyên mục do Asoka Law cung cấp tin tức mới nhất về bảo vệ sở hữu công nghiệp tại Việt Nam: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí mật kinh doanh, tên thương mại, tên miền, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,...

Các lưu ý để chuyển nhượng nhãn hiệu thành công

Việc chuyển nhượng nhãn hiệu không đơn giản là trao quyền từ người này sang người khác mà phải tuân thủ những quy định cụ thể về thủ tục, nếu không sẽ không được pháp luật công nhận.

Thế nào là chuyển nhượng nhãn hiệu?

 
Có thể hiểu một người khi sở hữu một nhãn hiệu sẽ có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử dụng, định đoạt nhãn hiệu đó (chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu). 
 
Trong đó, chuyển nhượng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu của mình cho tổ chức/ cá nhân khác thông qua một hợp đồng giao quyền sở hữu (hay còn gọi là hợp đồng chuyển nhượng) bằng văn bản (theo Điều 138 Luật SHTT sửa đổi năm 2022 – sau đây gọi tắt là Luật SHTT).
 

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ

 
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chỉ có hiệu lực khi đã đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ (theo Khoản 1, Điều 148 Luật SHTT). 
 
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải có các nội dung cơ bản như sau theo quy định tại Điều 140 Luật SHTT:
 
  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  • Căn cứ chuyển nhượng;
  • Giá chuyển nhượng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
 

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu

 
Bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu được quy định cụ thể tại Điều 58 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, gồm:
 
  • 02 Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (theo mẫu mới nhất của Cục SHTT tại thời điểm nộp tờ khai);
  • 01 Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực). Nếu hợp đồng bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải nộp kèm bản dịch sang tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng có nhiều trang thì các bên phải ký xác nhận vào từng trang hoặc đóng dấu giáp lai;
  • 01 văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng (nếu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung);
  • Nếu nhãn hiệu được chuyển nhượng là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì cần thêm các tài liệu sau:
    • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng;
    • Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.
 

Đơn đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có phải lúc nào cũng được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận hay không?

 
Mặc dù chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tự do chuyển nhượng nhãn hiệu, tuy nhiên Luật SHTT cũng quy định một số trường hợp hạn chế chuyển nhượng như dưới đây (theo Điều 139 Luật SHTT). Theo đó, nếu việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu thuộc một trong các trường hợp này thì sẽ bị Cục SHTT từ chối:
 
  1. Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; và
  2. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
 
Để dễ hiểu hơn, có hai trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu cụ thể như sau sẽ bị Cục SHTT từ chối theo kinh nghiệm của ASOKA IP LAW:
 
  1. Nhãn hiệu được chuyển nhượng trùng hoặc tương tự với tên thương mại của Bên chuyển nhượng. Ví dụ: Công ty A chuyển nhượng nhãn hiệu “A” cho Công ty B. Do tên của Công ty A có chứa nhãn hiệu “A”, nên có khả năng người tiêu dùng sẽ nhầm lẫn sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu A vẫn là của Công ty A sản xuất, kinh doanh; hoặc
  2. Chủ sở hữu nhãn hiệu được chuyển nhượng còn sở hữu nhiều nhãn hiệu trùng/tương tự với nhãn hiệu được chuyển nhượng mà không chuyển nhượng hết. Điều này dẫn đến việc người tiêu dùng sẽ lầm tưởng Bên chuyển nhượng vẫn sở hữu nhãn hiệu được chuyển nhượng. Để không bị từ chối vì lý do này, Bên chuyển nhượng cần chuyển nhượng toàn bộ văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc đơn đăng ký nhãn hiệu của các nhãn hiệu trùng/tương tự.
 
 
Chuyển nhượng nhãn hiệu tại Việt Nam: Những điểm cần lưu ý
Hình 1.1. Nhãn hiệu được chuyển nhượng không được trùng/tương tự với tên thương mại của Bên chuyển nhượng.
 
Chuyển nhượng nhãn hiệu tại Việt Nam: Những điểm cần lưu ý
Hình 1.2. Khi chuyển nhượng nhãn hiệu, cần phải chuyển nhượng đồng thời toàn bộ các nhãn hiệu trùng/tương tự.
 

Vậy có cách nào để chuyển nhượng nhãn hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại của Bên chuyển nhượng không?

 
Hiện tại, Luật SHTT chưa quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, Cục SHTT đã ban hành Quy chế thẩm định định hồ sơ chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp ngày 31/12/2020, trong đó có liệt kê một số “giải pháp gỡ rối” trong trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu trùng/tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại như sau:
 
  • Bên chuyển nhượng chuyển cho Bên nhận toàn bộ cơ sở kinh doanh và Bên nhận hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó; hoặc
  • Bên chuyển nhượng loại bỏ ngành nghề kinh doanh liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu và phải có tài liệu ghi nhận việc loại bỏ ngành nghề do Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp. Ví dụ, nhãn hiệu được chuyển nhượng đã được đăng ký cho sản phẩm thuốc, thì Bên chuyển nhượng phải loại bỏ các ngành nghề liên quan đến dược phẩm, thuốc trong đăng ký kinh doanh; hoặc
  • Bên chuyển nhượng giải thể, không còn tồn tại sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu (phải bổ sung được tài liệu chứng minh việc giải thể); hoặc
  • Bên chuyển nhượng thay đổi tên sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng để không còn chứa yếu tố trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được chuyển nhượng. Việc thay đổi này phải được ghi nhận trên Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu. Ví dụ: Bên chuyển nhượng là Công ty A như ví dụ ở trên đổi tên thành Công ty C để có thể chuyển nhượng nhãn hiệu “A”; hoặc
  • Các trường hợp khác thỏa mãn điều kiện quy định tại Điều 74.2.k và Điều 139 của Luật SHTT. Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể cho quy định này mà sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp thực tế. ASOKA IP LAW sẽ hỗ trợ tư vấn và đề xuất giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng theo vụ việc cụ thể.
 
Là công ty luật sở hữu trí tuệ với nhiều năm kinh nghiệm, ASOKA IP LAW sẽ tư vấn tận tâm và giúp khách hàng bảo vệ tài sản trí tuệ của mình một cách hiệu quả, nhanh chóng và tiết kiệm. 
 
Chuyển nhượng nhãn hiệu tại Việt Nam: Những điểm cần lưu ý
Hình 1.3. Quy trình tiếp nhận thông tin, tư vấn và thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của ASOKA IP LAW.
 
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và thực hiện các thủ tục liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ với ASOKA IP LAW qua thông tin bên dưới để được các luật sư và chuyên viên của chúng tôi hỗ trợ kịp thời:
 
Bài viết thực hiện bởi: Nguyễn Hoàng Sơn - Asoka IP Law
 
Thông tin liên hệ Asoka IP Law:
 
Khu vực Miền Bắc: 096 191 4328 (zalo/WhatsApp/telegram)
Khu vực Miền Nam: 0984 333 629 (zalo/WhatsApp/telegram)
Email: ipsupport@asokalaw.vn hoặc consult@asokalaw.vn
Nhận tư vấn miễn phí các vấn đề pháp lý của bạn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
zalo-img.png
Đăng ký tư vấn
Họ và tên:
Điện thoại:
Email:
Vấn đề bạn cần tư vấn:
Dịch vụ bạn cần tư vấn: